(Sử dụng máy tính) Ảo hóa và điện toán đám mây là hai khái niệm ngày càng phố biến hiện nay và đã cùng nhau tạo lên bước đột phá trong quá trình phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới.
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng internet. Các máy chủ ảo được tạo ra từ một máy chủ vật lý, chúng khá độc lập với nhau.
Để tạo ra các máy chủ ảo từ một máy chủ vật lý, người ta sử dụng một công nghệ gọi là công nghệ ảo hóa. Có rất nhiều nền tảng công nghệ ảo hóa đang được sử dụng, trong đó Hyper-V và VMware là hai nền tảng ảo hóa phổ biến và tốt nhất cho các cá nhân và doanh nghiệp không chuyên về cung cấp máy chủ ảo.
Giới thiệu công nghệ ảo hóa Hyper-V và VMWare
Sơ lược về Hyper-V
– Nhà phát triển: Microsoft
– Hyper-V là công nghệ ảo hóa Server
– Dựa trên kiến trúc hypervisor
– Thành phần quan trọng trong Windows Server 2008 trở lên
Sơ lược về VMWare
– VMware là sản phầm của VMware Inc. – một công ty phần mềm thuộc tập đoàn EMC
– VMware là công ty tiên phong và vẫn đang là một trong những công ty phát triển nền tảng ảo hóa tốt nhất hiện nay.
– Có nhiều phiên bản VMware, như: VMware Workstation cho máy để bàn và VMware ESX server, VMware GSX server, VMware vSphere, VMware vCloud, VMware Director cho máy chủ, …
vSphere gồm 3 thành phần chính :
– VMWare ESXi Server : lớp ảo hóa chính chạy trên nền server vật lý ( hay còn gọi là Hypervisor ), có nhiệm vụ quản lý tài nguyên phần ứng và phân phát cho các máy ảo ( Virtual Machines )
– VMware vCenter Server : Trung tâm quản lý chính của môi trường ảo hóa.
– VMware vSphere Client : Chương trình cho phép truy cập. quản lý từ xa vào vCenter ( hoặc ESXi ) – chỉ chạy trên Windows OS ( hoặc VMware vSphere Web Client : Chương trình trên web-browser cho phép truy cập từ xa vào vCenter – chạy trên mọi OS)
So sánh, đánh giá ưu nhược điểm của Hyper-V và VMWare
Ưu nhược điểm của Hyper-V:
Ưu nhược điểm của VMWare:
– Chi phí cao (phải mua bản quyền, khó tìm được bản crack): Chỉ cho dùng thử 60 ngày miễn phí
Nên dùng Hyper-V hay VMWare
Hyper-V thì có sẵn trong hệ điều hành Windows, chỉ cần kích hoạt lên và dùng (miễn phí) còn VMWare thì phải mua bản quyền client với mức giá không hề rẻ. Ngược lại, VMWare lại có thể chạy độc lập không cần HĐH, đồng thời, có thể tạo máy chủ ảo với những cầu hình có sẵn một cách nhanh chóng.
Lấy một ví dụ đơn giản:
– Nếu bạn muốn tạo 10 VPS từ 1 máy chủ vật lý bằng VMWare thì bạn có thể cài VMWare ESXi trên máy chủ vật lý đó (không cần cài hệ điều hành và chỉ tốn vài trăm MB RAM và một ít ổ cứng cho VMWare), và từ VMWare trên máy chủ vật lý đó, bạn tạo ra 10 VPS.
– Nếu bạn muốn tạo 10 VPS từ 1 máy chủ vật lý với Hyper-V thì đầu tiên bạn cần cài HĐH Windows Server 2008 hoặc 2012 vào trước, rồi từ tài khoản quản trị Windows Server này, bạn mở Hyper-V lên để tạo 10 VPS => Nói theo 1 cách nào đó (ko chính xác tuyệt đối) thì bạn đã lãng phí 1 tài nguyên khá lớn cho HĐH trên máy chủ vật lý đó để quản lý 10 VPS kia.
Nói chung, lựa chọn nền tảng ảo hóa Hyper-V hay VMWare, ngoài những nhu cầu cụ thể thì chỉ phụ thuộc chủ yếu vào thói quen của từng người, vì cơ bản Hyper-V và VMWare cũng đều đáp ứng khá tốt các yêu cầu đặt ra của những người dùng là các cá nhân, tổ chức không chuyên cung cấp máy chủ ảo. Đối với các công ty chuyên cung cấp máy chủ ảo thì đa số họ dùng nền tảng ảo hóa Xen, OpenZ,…
Chúc các bạn thành công !
manh nguyen
Mình mới học an ninh mạng, mà giáo trình thì sử dụng VMWare, bây giờ 1 mình mình chơi khác với giáo viên thì cô làm 1 đằng còn mình làm 1 nẻo. khác nhau nên rất khó khăn bạn ạ
Keka
Dung Hyper-V van de hon