PKieKUSB flash drive (thường gọi tắt là USB) là thiết bị lưu trữ được sử dụng rất phổ biến, hầu như ai sử dụng máy tính cũng biết đến USB. Tuy nhiên, có thể còn nhiều kiến thức về USB mà chúng ta chưa biết đến. Serial bài viết thủ thuật sử dụng USB sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản và toàn diện về USB, USB là gì? và USB có thể làm được những gì?
Serial thủ thuật sử dụng USB:
- P1 – Những kiến thức cơ bản về USB
- P2 – Hướng dẫn tạo USB cài đặt Windows XP, 7, 8, Server 2008, 2012
- P3 – Hướng dẫn tạo USB hiren boot các phiên bản
- P4 – Hướng dẫn tạo USB cài đặt các HĐH Linux (CentOS, Ubuntu…)
- P5 – Kinh nghiệm bảo mật cho USB và ổ cứng di động
- P0- Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn ổ cứng cắm ngoài (ổ cứng di động)
Những kiến thức cơ bản về USB
USB là viết tắt của Universal Serial Bus – chuẩn kết nối tuần tự (nối tiếp) dùng chung trong máy tính. Nó được dùng để kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, máy in, thiết bị lưu trữ… USB flash drive (thường gọi tắt là USB) là thiết bị lưu trữ di động sử dụng chuẩn kết nối USB => Có lẽ chính vì vậy mà chúng ta thường gọi tắt USB flash drive là USB.
Chuẩn USB được sử dụng ngày càng phổ biến và đã thay thế hầu kết các chuẩn kết nối khác. Ngày nay, chuẩn kết nối USB được sử dụng phổ biến đến mức hầu như tất cả các thiết bị ngoại vi đều có thể kết nối với máy tính thông qua cổng USB. Các thiết bị ngoại vi phổ biến như:
- Máy in (printer)
- Máy quét (scanner)
- Chuột (mouse)
- Bộ điều khiển game
- Camera số
- Webcam
- Modem
- Loa (speaker)
- Điện thoại
- Thiết bị lưu trữ
- Mạng máy tính
Sơ lược về sử phát triển của USB
So sánh USB 2.0 và USB 3.0
Sự tương thích và tốc độ giữa USB 2.0 và USB 3.0
USB2.0 có tốc độ truyền dữ liệu lớn gấp 40 lần so với USB1.1. Để việc chuyển từ chuẩn USB1.1 sang USB2.0 thuận tiện cho cả người sử dụng và nhà sản xuất, USB2.0 được thiết kế hoàn toàn tương thích và làm việc được với cáp cũng như cổng nối của thiết bị USB nguyên thuỷ.
Về mặt lý thuyết thì tốc độ truyền dữ liệu tối đa qua USB 2.0 là 480Mbps (tức 60MB/s). Nếu chỉ cần copy vài MB đến vài GB dữ liệu thì tốc độ đó không phải tệ, tuy nhiên, nếu bạn muộn copy hàng TB phim HD (mỗi tập phim từ 4G đến 30GB cho bản bluray) thì tốc độ 480Mbps là… quá chậm. Thực tế thì tốc độ truyền dữ liệu qua USB 2.0 ít khi đạt được như lý thuyết, tốc độ thông thường mình ghi nhận được vào khoảng 10MB/s, cao lắm mới lên đến 30MB/s , chưa bao giờ đạt đến tốc độ lý thuyết tối đa (60MB/s)
USB 3.0 là phiên bản nâng cấp tiếp theo của USB 2.0, USB 3.0 có tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 4.8 – 5 Gbps, tức 600 – 625MB/s (gấp 10 lần tốc độ truyền dữ liệu của USB 2.0).
Hầu hết các thiết bị sử dụng chuẩn USB 3.0 đều có khả năng tương thích ngược với USB 2.0. Trong đó, các thiết bị này vẫn sẽ hoạt động bình thường, tuy nhiên tốc độ bị giới hạn lại vì cổng USB 2.0 có tốc độ thấp hơn. Và ngược lại, bạn có thể sử dụng thiết bị dùng chuẩn USB 2.0 cắm vào cổng USB 3.0.
Phân biệt USB 2.0 và USB 3.0
Có một cách rất đơn giản để phẩn biệt cổng USB 2.0 vs USB 3.0 trên máy tính của bạn là: thông thường các chân cắm chuẩn USB 2.0 có màu đen, còn USB 3.0 có màu xanh dương.
Tham khảo serial thủ thuật sử dụng USB:
- P1 – Những kiến thức cơ bản về USB
- P2 – Hướng dẫn tạo USB cài đặt Windows XP, 7, 8, Server 2008, 2012
- P3 – Hướng dẫn tạo USB hiren boot các phiên bản
- P4 – Hướng dẫn tạo USB cài đặt các HĐH Linux (CentOS, Ubuntu…)
- P5 – Kinh nghiệm bảo mật cho USB và ổ cứng di động
- P0- Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn ổ cứng cắm ngoài (ổ cứng di động)
Chúc các bạn thành công!
(Tham khảo từ nhiều nguồn)