Bảo mật bằng vân tay an toàn không?

Bảo mật bằng vân tay liệu có an toàn không? Rất nhiều người ca ngợi phương pháp bảo mật bằng vân tay như một bước tiến vượt bậc trong công nghệ bảo mật, nhưng thực tế, bảo mật bằng vân tay chẳng hề an toàn chút nào!

Bảo mật bằng vân tay an toàn không?
Bảo mật bằng vân tay an toàn không?

Theo khoa học giải phẫu và sinh trắc học, vân tay của con người được coi như duy nhất (không thể trùng khớp – không tồn tại 2 người có cùng dấu vân tay). Do đó từ trước đến nay vân tay được xem là một phương thức nhận dạng hữu hiệu và được áp dụng rộng rãi.

Bảo mật bằng vân tay an toàn không?

Ưu điểm cơ bản của phương pháp bảo mật bằng vân tay

Mặc dù không phải là phương pháp bảo mật an toàn cao nhưng bảo mật bằng vân tay cũng có những ưu điểm nhất định, đó là lý do tại sao nó vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Đây là một vài ưu điểm nổi bật của bảo mật bằng vân tay:

  • Sử dụng đơn giản, không cần ghi nhớ: Người sử dụng không cần ghi nhớ như đối với trường hợp sử dụng mật khẩu, không sợ quên mang theo như đối với chìa khoá, mỗi lần muốn mở khóa chỉ cần quẹt tay qua là được.
  • Đối với các trường hợp thông thường (người sử dụng bình thường, không phải các chuyên gia hay những ngươi am hiểu về bảo mật) thì bảo mật vân tay vẫn khá hiệu quả, “đảm bảo” chỉ chủ nhân của nó mới mở được.

Những nhược điểm, hạn chế khi sử dụng bảo mật bằng vân tay

Những nhược điểm, hạn chế khi sử dụng bảo mật bằng vân tay

Thực tế, bảo mật bằng vân tay không hề an toàn chút nào bởi những lý do sau:

  1. Rất nhiều người biết vân tay của bạn và dễ dàng làm giả: Công an, bạn bè, người thân… đều biết vân tay của bạn, vân tay của bạn có ở khắp mọi nơi, trong chứng minh thư nhân dân, trên chiếc cốc bạn hay uốc nước, trên điện thoại, tay lái xe…
  2. Không thể thay đổi: Nếu bạn sử dụng mật khẩu thì trong trường hợp bị lộ, bạn có thể thay đổi sang mật khẩu mới, còn nếu sử dụng vân tay, bạn vĩnh viễn không thể thay đổi sang một mẫu vân tay mới.
  3. Tương đối dễ bị bẻ khóa bới các hacker: Các thiết bị bảo mật vân tay tương đối dễ bị các hacker bẻ khóa, điển hình như vụ hacker người Đức Jan Krissler – ông từng rất hào hứng với cảm biến Touch ID trên iPhone 5S. Ông đã mua một chiếc, tìm cách bẻ khóa thiết bị và kết luận: “Việc đó quá dễ dàng”. Thủ thuật của Krissler là lấy mẫu vân tay (điều rất đơn giản), sau đó tạo một bản sao trên chất liệu cứng. Tiếp đến, ông phủ một lớp keo mỏng để in nổi vân tay với các đường vân rõ ràng. Việc đó giống như làm giả chiếc chìa khóa nhà. Số tiền hacker này bỏ ra không quá 5 USD.
  4. Dễ bị đánh cắp: Vân tay là một thứ khá dễ dàng bị đánh cắp, chỉ cần một cái bắt tay, một tấm ảnh đủ nét là vân tay của bạn có thể đã bị đánh cắp mà bạn không hay. Có một câu chuyện khá khôi hài ở nhà ông bạn mình – người vẫn tự hào sử dụng smartphone có bảo mật vân tay, một hôm, khi ông này đang ngủ thì đứa con trai đã cầm tay ông này để quẹt qua cảm biến mở điện thoại mà ông này không hề hay biết. Mở khóa vân tay thật không thể dễ dàng hơn!

Để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng nhiều lớp bảo mật và tuyệt đối không nên tin tưởng vào việc sử dụng vân tay. Phổ biến nhất vẫn là sử dụng song song mật khẩu + vân tay hoặc vân tay + chìa khóa cơ khí (thường dùng khi mở két sắt).

Chúc vui!

Comments

Leave a Reply