SEO (Search Engine Optimization), có thể bạn đã nghe đâu đó về khái niệm SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thế nhưng, thực ra SEO là gì? đâu là bản chất của SEO? Xin chia sẻ với các bạn một cách nhìn qua bài viết sau.
Nếu như cách đây khoảng 5 năm trở về trước, khái niệm SEO còn khá mới mẻ ở Việt Nam thì từ năm 2014, SEO đã trở nên phổ biến và nghề SEO cũng đang dần trở nên HOT. Hầu như tất cả các công ty đều có website để giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu hoặc bán hàng online (thương mại điện tử) và rất nhiều công ty đã có riêng một đội ngũ SEO của công ty mình, thay vì đi thuê công ty chuyên làm SEO bên ngoài.
Khái niệm cở bản về SEO
- SEO (Search Engine Optimization), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là tập hợp các kỹ thuật và thủ thuật nhằm tăng thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm.
- SEO ra đời cùng với sự ra đời của công cụ tìm kiếm (thực ra là sau một chút :D), nhưng phát triển cùng với sự bùng nổ của Thương mại điện tử – bởi vì thương mại điện tử là mục tiêu và động lực của SEO.
- Khái niệm SEO ngày càng được khái quát hóa. Ngày nay, SEO không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp (nghĩa ban đầu của nó) mà còn được xem như tổng hợp của các phương pháp và chiến lược marketing online.
- Công cụ tìm kiếm đi kèm với khái niệm Từ khóa (keyword), vì vậy, SEO cũng đi kèm với khái niệm từ khóa
SEO – Marketing Online và Thương mại điện tử
Các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay (Search Engine) phải kể đến Google Search, Yahoo Search và Bing Search, trong đó, Google vẫn đang giữ vị trí số 1 thế giới, áp đảo với gần 70% thị phần tìm kiếm online toàn cầu. Vì vậy, nhắc đến công cụ tìm kiếm, chúng ta ngầm hiểu đó là Google.
SEO là tối ưu công cụ tìm kiếm, vậy bản chất của SEO là gì?
– Tối ưu công cụ tìm kiếm là gì?
Thực chất ở đây là tối ưu website theo/cho phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định của các công cụ tìm kiếm (thuật toán của bộ máy tìm kiếm – spider crawl). Dựa vào các tiêu chuẩn này có thể chia SEO ra thành SEO on-page (tác động đến bản thân website) và SEO off-page (tác động từ bên ngoài).
SEO là tập hợp các thủ thuật và kỹ thuật nhằm tăng thứ hạng của website trên danh sách kết quả tìm kiếm ứng với một từ khóa nào đó. Dựa vào cách thức thực hiện các thủ thuật và kỹ thuật đó, cũng có thể chia SEO thành SEO blackhat (SEO mũ đen) và SEO whitehat (SEO mũ trắng). Đôi khi, người ta còn thêm khái niệm SEO greyhat (SEO mũ xám) – lai giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen.
– Tại sao phải tối ưu công cụ tỉm kiếm?
Tối ưu công cụ tìm kiếm để tăng thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm, từ đó, người tìm kiếm (tạm gọi là Khách hàng) rất có khả năng sẽ truy cập vào website để xem các thông tin như mong muốn tìm kiếm. Và tất nhiên, công ty/chúng ta có thể giới thiệu sản phẩm dịch vụ, quảng bá thương hiệu hoặc bán hàng trên website đó.
Mục đích cuối cùng của tối ưu công cụ tìm kiếm là để đưa website đến với khách hàng, từ đó, có thể quảng bá hoặc bán hàng (thương mại điện tử). Vậy, nếu có cách nào khác để làm cho khách hàng đến với website thì chúng ta cũng không cần SEO ==> Đó chính là Quảng cáo trả tiền Google PPC (quảng cáo dạng Pay Per Click – trả tiền theo mỗi click chuột), Google Display, Facebook….
- Google PPC: Quảng cáo trả tiền trên công cụ tìm kiếm Google
- Google Display: Quảng cáo trên các sản phẩm/dịch vụ khác của Google (như: Youtube, Gmail, Google Play…) và các mạng quảng cáo khác có liên kết với Google
- Facebook: Quảng cáo trên mạng xã hội Facebook
SEM (Search Engine Marketing) = SEO + PPC
– Marketing Online:
Marketing hỗ trợ, thúc đẩy bán hàng; vì vậy, thương mại điện tử không thể thiếu hoạt động marketing online. Marketing online gồm tổng hợp của nhiều phương pháp, hoạt động, trong đó, SEM giữ vị trí trung tâm.
Tại sao SEM lại là trung tâm? Bởi vì, sử dụng công cụ tìm kiếm gần như là thói quen của tất cả người dùng internet. Khi muốn truy cập vào vnexpress.net, thậm trí, chúng ta không gõ đầy đủ vnexpress.net để vào trực tiếp website mà chúng ta gõ vnexpress trên thanh address để tìm kiếm với Google.
Đâu là bản chất của SEO?
Quy trình SEO:
– Bước 1: Phân tích từ khóa: Phân tích thị trường, phân tích khách hàng, phân tích từ khóa
– Bước 2: Phân tích website và đối thủ cạnh tranh: Phân tích website, phân tích các đối thủ cạnh tranh và chọn các từ khóa thích hợp
– Bước 3: Tiến hành các thủ thuật và kỹ thuật để tăng thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm với các từ khóa đã chọn ở bước 2
– Bước 4: Đánh giá kết quả và điều chỉnh: Đánh giá kết quả (top10 với các từ khóa đã chọn) và điều chỉnh kỹ thuật/thủ thuật SEO hoặc điều chỉnh từ khóa cho phù hợp
Bản chất của SEO:
Nếu chỉ hiểu SEO là một vài thủ thuật và kỹ thuật để tăng thứ hạng của website trong kết quả tìm kiếm (Google) thì dường như chưa phản ánh hết thực chất của quá trình SEO và công việc của SEOer, vì, nó chỉ tương ứng với bước 3 của quy trình SEO, mà cái tinh túy của SEO lại nằm ở bước 1 và bước 2 để từ đó chọn ra từ khóa phù hợp.
Người bán hàng không quan tâm website lên top10 hay top100 mà họ quan tâm có bao nhiều khách hàng tiềm năng vào thăm website và có bao nhiêu khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự. Tương tự, các hãng không quan tâm website lên top10 hay top100 mà họ quan tâm có bao nhiêu người truy cập vào website, có bao nhiêu người biết đến thương hiệu của hãng.
Từ việc lên top của Google đến việc tăng khách hàng tiềm năng từ website của bạn là một quãng đường dài rồi, và từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự lại là một quãng đường dài khác. Mà 2 quãng đường này dài hay ngắn lại phụ thuộc vào bước 1 và bước 2 của quá trình SEO, chứ không phải phụ thuộc vào việc SEO đơn thuần (bước 3)
Một SEOer đẳng cấp không chỉ cần có kinh nghiệm SEO về mặt kỹ thuật/thủ thuật (thuật toán của Google) mà cần phải có cả tư duy bán hàng, phân tích thị trường cũng như hiểu được tâm lý khách hàng!
Thương mại điện tử rục rịch phát triển làm cho nghề SEO đang dần trở nên HOT ở Việt Nam
Thương mại điện tử là mục tiêu và động lực của SEO
– Thương mại điện tử là mục tiêu của SEO, bởi vì, suy cho cùng thì mục đích của SEO hay internet marketing là để quảng bá thương hiệu online hoặc bán hàng online
– Thương mại điện tử là động lực của SEO: Thương mại điện tử tạo ra giá trị ($), vì vậy, SEO gián tiếp tạo ra $, rất nhiều tiền. Đây chính là lý do, dù công cụ tìm kiếm Google ra đời cách đây gần 20 năm nhưng SEO thì chỉ mới phát triển mạnh khoảng 5-10 năm trở lại đây, khi mà thương mại điện tử bùng nổ ở những quốc gia phát triển – đặc biệt là Mỹ.
Nghề SEO đang dần trở nên HOT ở Việt Nam?
Với những ưu điểm vượt trội, thương mại điện tử sẽ là xu thế. Xu thế này đã và đang lan rộng từ khắp nơi trên thế giới sang Việt Nam. Thương mại điện tử ở Việt Nam chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc nếu được sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là về Hành lang pháp lý (bảo về bản quyền, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ người tiêu dùng) và các phương thức thanh toán online.
Thương mại điện tử phát triển sẽ kéo theo nhu cầu SEO ngày càng lớn, đó sẽ là mảnh đất màu mỡ của các SEOer. Cách đây 3 năm thì khó tìm thấy tin đăng tuyển nhân viên SEO nào, còn bây giờ thì thông tin tuyển SEO rầm rộ trên vietnamworks.
Chúc mừng các SEOer Việt Nam !!! 😀
À, hiện nay các lò luyện SEOer – các lớp dạy SEO cũng mọc lên nhan nhản, đâu đâu cũng thấy tự phong mình là “trung tâm dạy SEO số 1” hoặc “công ty SEO hàng đầu” … việc này mình thực sự không hiểu, hàng đầu với số 1 là so với cái gì mà lắm số 1 thế (ko có số 2 luôn) 😀 mà lại toàn các hiệp sĩ tự phong cho mình chứ chưa có cơ quan tổ chức nào đứng ra phong.