Nếu giao dịch/ trading là một cuộc chiến thì bạn đã chuẩn bị vũ khí gì để tham trận?

Nếu trading là một cuộc chiến thì bạn có gì để tham trận? Nếu bạn bước vào thị trường chỉ với nhu cầu đơn giản là Trade, thì hành trang của bạn sẽ gói gọn ở 4 thứ:

  1. Fundamental Analysis (FA): Phân tích cơ bản
  2. Technical Analyst (TA): Phân tích kỹ thuật
  3. Funds Management (FM): Quản lý vốn
  4. Risk Management (RM): Quản lý rủi ro
Nếu trading là một cuộc chiến thì bạn có gì để tham trận?

1. Fundamental Analysis (FA): Phân tích cơ bản

Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì phân tích cơ bản là thu thập, phân tích các chỉ số kinh tế, tài chính.. liên quan đến danh mục đầu tư của mình. Còn đối với trader, đặc biệt là trade coin thì phân tích cơ bản chủ yếu đưa ra dự đoán giá trị của Coin dựa trên thông tin, tin tức, những yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động tới giá coin, từ đó vào lệnh hoặc thoát vị thế.

2. Technical Analyst (TA): Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là phương pháp được dùng để phân tích giá cả nhằm dự đoán hành vi thị trường trong tương lai dựa trên các dữ liệu quá khứ, gồm có diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch trước đó.

Có rất nhiều trường phái phân tích kỹ thuật, như: Lý thuyết Dow, Trendline, MA, EMA, FIBO, Mô hình nến, I-chi-mo-ku, volume.. . Nói chung, mỗi phương án có những ưu nhược điểm riêng, không phương án nào là tuyệt đối, hoàn hảo cả.

3. Funds Management (FM): Quản lý vốn

Phân tích gì thì phân tích nhưng quản lý vốn vẫn là yếu tố tiên quyết để thành công trong trading. Bản chất trading là bài toán xác suất, nên có thắng có thua, có lỗ có lãi. Quan trọng là cần giữ vốn đề chơi tiếp, chờ đợi những lệnh lãi lớn, giảm tối thiểu khoản lỗ trong những lệnh thua.

  • Luôn đảm bảo chỉ trade với một khoản mà sẵn sàng chấp nhận mất. Đừng trade bằng tiền đi chợ hàng ngày.
  • Rủi ro phải thấp hơn khả năng ước đoán. Đừng có liều mạng đánh gấp thếp để gỡ lại lệnh thua trước đó.
  • Phải hiểu khi giao dịch là chấp nhận xác suất chứ không có gì là chắc chắn. Thua lỗ là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa

4. Risk Management (RM): Quản lý rủi ro

Nếu bạn không tuân thủ kỷ luật, không kiểm soát được bạn sẽ mất bao nhiêu trong giao dịch thì rõ ràng là bạn đang tham gia canh bạc chứ không phải đang giao dịch/trading.

Bạn đang đặt tài khoản của mình vào nguy hiểm và rủi ro? Vậy làm sao bạn biết được giá có đi theo ý muốn của bạn ko? Nếu không có quản lý rủi ro, bạn có thể làm là vào lệnh rồi hi vọng!

“TÂM LÝ- YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI “

Vì trong một cuộc giao dịch, vốn dĩ tâm lý đã chiếm 60% , 40% còn lại nằm ở kĩ năng – thứ mà nếu không giỏi, bạn có thể nương nhờ kẻ khác!

Nguồn: FB Uông Thục Quyên

Leave a Reply