Triết lý về sự thay đổi: Thay đổi hay là chết, tiến hóa hay là tuyệt chủng

(Trò chuyện tào lao) Một trong năm triết lý kinh doanh của Samsung là “Sự thay đổi” – Khi còn là một sinh viên mới ra trường, nghe câu này tôi thực sự không hiểu và còn không đồng tình, nhưng bây giờ nghĩ lại thì mới hiểu, có lẽ đây chính là một trong những lý do quan trọng nhất đã đưa Samsung lên vị trí số 1 còn Nokia thì xuống hố.

Triết lý về sự thay đổi: Thay đổi hay là chết, tiến hóa hay là tuyệt chủng
Triết lý về sự thay đổi: Thay đổi hay là chết, tiến hóa hay là tuyệt chủng

Trong cuộc sống cũng vậy, sinh vật nào mà không bao giờ tiến hóa thì cũng đã tuyệt chủng hết rồi, còn những người không bao giờ thay đổi thì có thể vẫn phát triển, thậm trí phát triển rất nhanh nhưng chắc chắn sẽ cũng nhanh đến lúc đi qua chóp của hình nón (nếu may mắn thì được hình SIN) rồi rơi xuống vực – Đây là chân lý của cuộc sống, của sự vận động & phát triển của thế giới !

Triết lý về sự thay đổi

Ngày xưa học triết học, có cụ nào phát biểu một câu đại khái là “Không thể hai lần đứng tè trên cùng một dòng sông“, nghĩ cũng thấy đúng, nhưng ngược lại thì cũng không bất kỳ một dòng sông nào hai lần nhận được nước tè của cùng một người!

Đây là chân lý của cuộc sống, của sự vận động & phát triển của thế giới
Thế giới vận động

Bản chất thế giới luôn thay đổi, con người chúng ta và cả cuộc sống của chúng ta cũng là một phần trong thế giới đó nên chẳng có lý do gì mà chúng lại không thay đổi cả. Thay đổi tức là vận động, có lúc đi lên, đôi khi thì đi xuống (nhưng rồi lại đi lên) – chẳng có gì lạ nếu chúng ta có những lần gục ngã, thất bại hay những phút yếu lòng. Nhưng đừng lo, đi qua điểm thấp nhất của hình SIN chứng tỏ một tương lai sáng lạng đang chờ !

đi qua điểm thấp nhất của hình SIN chứng tỏ một tương lai sáng lạng đang chờ
Một tương lai sáng lạng đang chờ

Thay đổi hay là chết, tiến hóa hay là tuyệt chủng

Đừng nhầm thay đổi với sự hời hợt

Kiên định, quyết đoán (không thay đổi giữa chừng) là nhân tố quan trọng để đem lại thành công. Nhưng thay đổi, đổi mới, cải tiến mới là nhân tố giữ vững thành công đó dài lâu !

Đừng nhầm thay đổi với sự hời hợt ! Thay đổi cần đúng lúc, đúng chỗ – nó khác với sự hời hợt, không quyết đoán, đứng núi này trông núi nọ. Thay đổi không có nghĩa là không kiên trì, kiên định!

Khi bạn đang phát triển ở đỉnh cao tột cùng, hãy cẩn thận vì có một vực sâu đang chờ bạn ngay phía trước!

Rất nhiều người đã đạt đến thành cồng tột cùng, cảm giác như không thể thành công hơn được nữa – họ có thể đang buồn chán vì thế giới này không còn mục tiêu để tiếp tục phấn đấu và có thể một hố sâu không đáy đang chờ họ ở phía trước. Cũng rất nhiều người đã trở lên giàu có bất chợt và rồi họ đã ra đi không lâu sau đó (trên thế giới rất nhiều người giàu đã mang phần lớn tài sản của mình đi làm từ thiện, phải chăng cũng vì lý do nào đó?!)

Vì vậy, nếu bạn đang vô cùng sung sướng, hãy cẩn thận với những điều có thể đến vào ngày mai. Cũng như vậy, nếu bạn đang cảm thấy mình đã thành công “mỹ mãn”, hãy thực sự lo lắng!

Điều đó không có nghĩa là chúng ta suốt ngày lơm lớp lo lắng, mà chỉ đơn giản là hãy suy nghĩ tích cực và rộng mở, đừng quá thỏa mãn với những gì mình đang có, thế giới rộng lớn còn rất nhiều thứ đang chờ ta ở phía trước. Không có thành công nào là “giới hạn”!

Đừng bao giờ coi trước mặt là giới hạn, là điểm cùng cực, hãy thử thay đổi góc nhìn theo một hướng mới, có thể chúng ta lại nhìn thấy một thế giới khác mà chưa từng tưởng tượng ra trước đây !

Thay đổi & sự đột phá trong kinh doanh

Năm giá trị của Samsung (triết lý kinh doanh) bao gồm:

  1. Con người
  2. Sự xuất sắc
  3. Sự thay đổi
  4. Sự liêm chính
  5. Cùng thịnh vượng

Con người được đưa lên vị trí số 1, vị trí quan trọng nhất. Ngay tiếp sau “sự xuất sắc” chính là “sự thay đổi” – chúng ta cũng dễ thấy là Samsung đã cải tiến, thay đổi không ngừng để vươn lên “đập nát” Nokia, trở thành thương hiệu smartphone số 1 thể giới, và nhiều năm liên tục tăng hạng top các thương hiệu giá trị nhất thế giới (hiện nay Samsung đang ở vị trí số 7 trong bảng xếp hạng của Interbrand, tham khảo tại: http://interbrand.com/best-brands/best-global-brands/2015/ranking/)

Nếu ai đã từng làm ở công ty Nhật thì chắc hẳn đếu biết đến từ “kai zen” – cải tiến không ngừng, họ không ngừng cải tiến mọi mặt trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong dây chuyền sản xuất. Nhưng có một điều hơi lạ trong tư tưởng của người Nhật là “một món đồ vẫn dùng được thì không cần thay thế” – những máy móc hay “món đồ” khác, đù đã hết “date” và cũ nát nhưng họ vẫn sự dụng mà không muốn thay thế.

Cho dù bạn đang kinh doanh gì đi chăng nữa (đi làm thuê thực chất là bạn đang kinh doanh chính bản thân bạn, sức lao động của bạn), nếu công việc hay hoạt động kinh doanh của bạn đang bế tắc, phía trước là bức tường & ngõ cụt, hay thử quay 90° để nhìn nhận vấn đề theo một góc khác, có thể một thế giới mới đang đón chờ bạn!

Chúc thành công!

(Một vài suy nghĩ vẩn vơ về cuộc sống mưu sinh…)

Leave a Reply