Lý thuyết Kế toán tam phân (Triple Entry Accounting) và Công nghệ Blockchain đình đám

Lịch sử phát triển của nhân loại đã bước đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc CMCN lần thứ nhất tiêu biểu với phát minh động cơ hơi nước, lần thứ 2  với phát minh động cơ điện (điện khí hóa); lần thứ 3 với phát minh công nghệ bán dẫn, internet (thời đại kỹ thuật số) và cuộc CMCN lần thứ 4 đang diễn ra với nhiều phát mình về công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, robot….

Nếu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, con người đã phát minh ra internet (đi kèm với bong bóng Dot COM) đã góp phần làm dân chủ hóa thông tin trên toàn thế giới thì trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này cũng có một phát minh đem lại tác động vô cùng to lớn – Đó chính là lý thuyết Kế toán tam phân (Triple Entry Accounting) và một “sản phẩm” đầu tiên của nó, đó chính là bitcoin và Công nghệ Blockchain đình đám

Ly-thuyet-Ke-toan-tam-phan-Triple-Entry-Accounting-va-Cong-nghe-Blockchain-dinh-dam
Lý thuyết Kế toán tam phân (Triple Entry Accounting)

Lý thuyết Kế toán tam phân (Triple Entry Accounting), tiền mã hóa Bitcoin và Công nghệ Blockchain

Chắc hẳn thời gian gần đây ai cũng đã từng nghe “tiền ảo“, “Công nghệ blockchain” trên báo đài, tivi nhưng ít người biết đến nguồn gốc/cơ sở/nền tảng của công nghệ blockchain và tiền ảo là gì. Và chắc hẳn bạn chưa bao giờ nghe đến cái tên Yuji Ijiri (Giáo sư Kế toán và Kinh tế tại trường đại học Carnegie Mellon). Thế nhưng, vào năm 1989, ông đã phát minh ra một thứ còn vĩ đại hơn cả phát mình về động cơ hơi nước (Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất), internet, máy vi tính và điện thoại thông minh (Cách mạng công nghiệp lần thứ 3) kết hợp lại. Đó chính là Kế toán tam phân (Triple Entry Accounting).

Tại sao nó vĩ đại như vậy mà không được nhiều người biết đến? Có vô lý quá không?

Câu trả lời là không. Lý thuyết tương đối của Einstein cũng không được thế giới để ý đến trước khi quả bom nguyên tử đầu tiên được người Mỹ chế tạo ra năm 1945 (ứng dụng thực tế của lý thuyết đó). Kế toán tam phân cũng vậy. Người ta biết đến Bitcoin (và tiền mã hóa nói chung), rồi biết đến công nghệ tạo ra nó chính là blockchain. Và cơ sở của blockchain lại chính là kế toán tam phân.

Kế toán tam phân (Triple Entry Accounting) là gì?

KẾ TOÁN: CHỦ ĐỀ GỢI CẢM NHẤT LỊCH SỬ

Nói thế này: Không có kế toán, bạn sẽ không được đọc bài viết này trên điện thoại hay máy tính, hoặc chạy xe đi làm trong khi đeo tai nghe nghe nhạc trên Zing.mp3. Không có kế toán thì không có thương mại, không buôn bán. Nếu không có thương mại thì sẽ không có máy bay, không có tàu hỏa, máy kéo, không có động cơ hơi nước, không có tòa nhà chọc trời hay máy vi tính. Sẽ không có quốc gia, không có thuyền, không có tàu vận tải vận chuyển hàng hoá đi khắp thế giới từ những nơi xa xôi của trái đất.

Trên thực tế, không có kế toán, chắc hẳn bạn vẫn đang kiếm ăn hoặc săn bắn trong rừng.

Không có kế toán, chắc hẳn bạn vẫn đang kiếm ăn hoặc săn bắn trong rừng.
Không có kế toán, chắc hẳn bạn vẫn đang kiếm ăn hoặc săn bắn trong rừng.

Như bạn có thể biết, chỉ có hai lần đột phá kế toán trong toàn bộ lịch sử của thế giới trước giờ. Cả hai đều đã tạo ra những nấc thang nhận thức to lớn, nâng tầm tính phức tạp xã hội và sự cải tiến của nhân loại. Bước đột phá đầu tiên là Kế toán Đơn

Kế toán Đơn là gì?

Ngày xửa ngày xưa, chúng ta vẫn chỉ đang chạy loanh quanh trong rừng đuổi theo mấy con vật, theo dấu những vì sao hoặc canh tác trên ruộng đồng. Triển vọng phát triển của chúng ta bị hạn chế. Bạn sẽ phải sống với bộ tộc hoặc gia đình, rồi bạn săn bắn và hái lượm. Cha mẹ của bạn cũng làm điều tương tự vậy, rồi cả cha mẹ của họ, và cả cha mẹ của cha mẹ họ nữa trong một chu kỳ tưởng chừng bất tận.

Và kế toán đã phá vỡ chu kỳ đó. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có khả năng tự đặt chân mình vào một phong cách sống khác hoàn toàn với thời chỉ dùng tay bốc đồ ăn cho vào miệng.

Bằng chứng đầu tiên của Kế toán Đơn là từ người Sumer cách đây khoảng 5000 năm trên tấm đá khắc chữ hình nêm ( Một hình thức chữ viết đầu tiên của loài người). Vâng, những người Sumer, những người đã ban tặng chúng ta Sử thi Gilgamesh, câu chuyện cổ nhất được ghi lại trong lịch sử. Những hệ thống chữ viết kiểu này đơn giản nhưng hiệu quả. Bạn chỉ cần ghi chú vào cuốn sổ, và, tôi nợ bạn 50 đô la.

Một khi bạn có thể theo dõi người ta sở hữu những gì, thì kinh doanh bắt đầu xảy ra ở quy mô lớn hơn nhiều. Đó là lý do tại sao các vị vua và hoàng hậu thời cổ đại có thể dựng nên những tòa lâu đài, thiết lập quân đội chuyên nghiệp và tạo ra những kỳ quan tuyệt vời cho nhân loại.

Nhưng Kế toán Đơn chưa hẳn là tốt. Nó chỉ có thể làm được tới vậy. Các kế toán viên duy nhất lúc đó là em trai của những vị vua vì nói gì thì nói, bạn chỉ có thể tin tưởng vào anh chị em mình. Tất cả những gì anh ta cần làm là gạch đi một dòng trong cuốn sổ và số tiền đó không còn tồn tại. Không có cách nào để xác minh, không có cách nào để kiểm toán, không có cách nào để các bên làm hợp đồng cả. (Nói rõ ra là lúc đó văn bản chỉ do giới quý tộc giữ, nông dân tới thực hiện giao dịch, chuyện ghi chép chỉ có quý tộc thực hiện)
Điều đó có nghĩa thương mại chỉ là chuyện trong nhà. Các vị vua và hoàng hậu giao dịch với những quý tộc, họ chiếm hầu hết số tiền cho bản thân và để lại phần còn lại cho người dân chúng ta chết đói. Đó là cách các vương triều hùng mạnh từng tồn tại một thời trong lịch sử.

Và rồi Kế toán Kép xuất hiện để cứu nhân độ thế

Kế toán Kép là gì?

Kế toán Đơn vẫn còn tốt đẹp cho đến tận năm 1400, hệ thống nhập sổ một chiều này mới thể hiện sự lỗi thời của nó. Lúc ấy, bạn đã bắt đầu có những chiếc thuyền có khả năng bôn ba khắp nơi. Điều đó có nghĩa là mọi người đã có thể buôn bán với những người họ chưa bao giờ từng gặp. Với quá nhiều vụ mua bán diễn ra, thì kế toán Đơn đã dần cho thấy nhiều nhược điểm. Lúc ấy người ta rất dễ làm giả sổ sách. Những cuốn sổ của người dân đã sớm trở thành một mớ hỗn độn trong vô vọng của sai sót và thất thoát. Và càng có nhiều ngành nghề xếp chồng lên nhau thì càng có nhiều sai sót xảy ra.

Và khi tất cả điều kiện đã hội tụ, một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại đã ra đời: báo in. Nếu không có nó, tri thức vẫn sẽ bị bỏ rơi, người ta dù đạt được một bước đột phá trong một lĩnh vực nào đó, nhưng rồi cũng sẽ chết đi trong quên lãng. Báo in, do vậy, đã cho phép mọi người tạo ra hàng trăm ngàn bản sao và điều đó đồng nghĩa với việc kiến thức sẽ sống sót và lưu thông, thay vì biến mất cùng người tạo ra nó.

Hãy tưởng tượng, mỗi ngày có hàng ngàn giao dịch diễn ra, và mọi người phải viết từa lưa trên giấy da vốn chất lượng rất kém, khiến cho việc viết và lưu trữ trở nên rất bất cập, lộn xộn. 

Vào khoảng năm 1400, một thầy dòng tên là Phanxicô đã hoàn tất việc soạn thảo hệ thống nhập liệu kép, và từ đấy nó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn với các thương gia tại Venice. Kế toán Kép ở đây là văn bản nay đã được phổ biến cho cả 2 bên cùng giữ, chứ không phải kế toán đơn, một chiều như thời xưa.

Ví dụ:

– Kế toán Đơn:

+ Hôm nay thu 100 bịch sữa –> Sổ bà bán tạp hóa ghi “cộng 100 bịch sữa”.

+ Hôm nay bán 50 bịch giá 1000 mỗi bịch –> Sổ bà trừ 50 bịch, cộng 50.000 đồng.

– Kế toán Kép:

+ Hôm nay B bán 100 con bò cho A giá 5tr đồng mỗi con–> sổ của A ghi cộng vô 100 con bò, và trừ đi 500tr đồng, đồng thời, sổ B ghi trừ 100 con bò, cộng 500tr đồng. Hai bên ký vào 2 biên bản mua bán, mỗi người giữ 1 tờ, để thằng kia nói xạo thì quăng tờ mình giữ cho nó coi.

Tức là kế toán kép đòi hỏi sự thay đổi trong tài khoản của cả 2 bên. Bên này ghi Có thì bên kia ghi Nợ, kiểu như bạn chuyển khoản cho người ta thì tài khoản bạn bị trừ, đồng thời, tài khoản người ta được cộng vậy.

Và khi lướt nhanh tới hiện tại, thì ngày hôm nay chúng ta vẫn đang sử dụng một hệ thống nhập liệu kép như vậy. Nếu bạn thực hiện giao dịch chuyển khoản ngân hàng, thì bạn đang sử dụng hệ thống kế toán kép.

Nhưng bây giờ, lịch sử đã gặp lại, bản thân kế toán kép cũng cho thấy rằng nó sắp lỗi thời. Lấy công ty Enron làm ví dụ. Họ đã làm tất cả mọi thứ để giả mạo sổ sách của mình. Họ đã quản lý để che giấu khoản nợ hàng tỷ đô la. Và đó là nơi Kế toán Tam-phân bước vào. It is time to go!

Kế toán Tam phân  và Công nghệ Blockchain đình đám
Kế toán Tam phân  và Công nghệ Blockchain đình đám

Kế toán Tam phân và Công nghệ Blockchain đình đám

Mật mã và kế toán là hai lĩnh vực khá phức tạp và rắc rối. Rất hiếm khi tìm được một người có kinh nghiệm ở cả hai lĩnh vực này và giáo sư Ijiri là một ngôi sao vô cùng hiếm hoi đó. Ông đã xuất bản tác phẩm của mình vào năm 1989. Sau đó, vào năm 2007, các lập trình viên đã giáng một cú làm rung chuyển cả thế giới, họ đã tạo ra một loại tiền tệ số hóa, mang tính phi tập trung (Dencentralized: phân tán) – được gọi là Bitcoin.

Bitcoin chính là ứng dụng thực tiễn đầu tiên của kế toán Tam-phân.

Blockchain là gì?

Blockchain (chuỗi khối – một chuỗi các khối liên kết với nhau) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin, trong đó, các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Vì vậy, Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc… nói chung là những thứ thông tin mà không thể thay đổi được.

Nên xem:

=>> Vì sao Cryptocurrency sẽ là loại tiền tương tai của thế giới?

=>> Cấm Bitcoin và Cryptocurrency: Phản ứng “giãy dụa” tự nhiên của những thứ sắp bị đào thải

Cho dù Bitcoin tồn tại hay thất bại, thì công nghệ blockchain (chuỗi khối) vẫn sẽ tiếp tục tiến bước và phát triển rực rỡ, cũng như kế toán Tam-phân vậy.

Tại hội nghị thượng đỉnh gần đây tại thành phố New York, tôi đếm sơ đã thấy các tập đoàn IBM, Intel, Microsoft, Ngân hàng Trung ương Đức, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, Toyota, Fidelity và Citi bank trong số những người tham dự. JP Morgan tuyên bố họ đã kết hợp các giao thức dẩn danh của Zcash (một loại tiền mã hóa) vào công nghệ blockchain của họ, một ý tưởng mà mới chỉ vài năm trước đây còn được cho là điên rồ. Nhưng hãy nhớ điều này: Chúng ta chỉ đang ở giai đoạn sơ khai của những gì chúng ta có thể làm với công nghệ blockchain.

Kế toán tam-phân, cùng với blockchain và tiền mã hóa là sự tổng hợp tạo nên cách thức để chúng ta đồng thuận về một thực tế khách quan. Kế toán tam-phân không phải là thực tế khách quan. Nói chung đó là một mệnh đề triết học phiền phức mà chúng ta sẽ bỏ qua ngay bây giờ. Nói một cách đơn giản, lúc này, hai bên đồng ý về một giao kèo đã xảy ra. Bên thứ 3 thế là xuất hiện, xác nhận cái giao dịch của 2 bên. Nó là bằng chứng cho thấy có gì đó đã xảy ra giữa hai bên, vượt quá biên lai mà mỗi bên giữ trong mục kế toán kép.

Giải thích:

Ví dụ bạn A chuyển khoản online cho B, B hỏi A đã chuyển khoản xong chưa, A phải chụp màn hình giao dịch của mình gửi cho B.

Cái A chụp, bản chất chỉ là một cái biên lai do ngân hàng xác nhận, chứ không phải bản thân giao dịch đang xảy ra (tức là số tiền đang được chuyển đi). Nếu giả sử tiền đợi lâu không thấy, bạn sẽ phải liên hệ ngân hàng để kiểm tra rất phiền phức, chứ bản thân bạn không có khả năng kiểm tra giao dịch đó. Điều này thể hiện sự thiếu dân chủ trong giao dịch tiền tệ, ngân hàng hoàn toàn có thể giả mạo tất cả, đó là lý do vài ngân hàng bỗng dưng sụp đổ, hay những đế chế tài chính gian lận hàng tỷ đô la.

Với kế toán tam-phân, việc nắm trong tay giao dịch đã trở thành hiện thực. Bạn hoàn toàn có thể quan sát giao dịch đang diễn ra, chứ không phải là đợi tiền đi, hoặc tiền tới. Sau khi thực hiện lệnh chuyển tiền, bạn sẽ có một đường link thể hiện giao dịch đang xảy ra, bạn chỉ việc gửi link giao dịch đó cho người nhận để họ biết rằng mọi thứ vẫn ổn.

Công nghệ Blockchain với Bầu cử/Bỏ phiếu

Chúng ta có hàng tá vấn đề với việc bỏ phiếu ngày nay, đối với các nền dân chủ tiên tiến thì việc bỏ phiếu còn rất nhiều sự dè chừng, đáng ngờ; chứ nếu mà nói đến các nền cộng hòa chuối, các nước thế giới thứ ba và các chế độ độc tài trên toàn thế giới, thì việc bỏ phiếu chỉ là hình thức và hoàn toàn vô bổ.

Có bao nhiêu người bỏ phiếu?

Họ có thực sự đã bỏ phiếu không?

Cuộc bỏ phiếu của họ có được ghi lại không?

Phiếu bầu của họ phản ánh ý định của họ không?

Làm thế nào để chúng ta có thể thực hiện việc kiểm phiếu lần chót một cách dễ dàng và nhanh chóng?

Chúng ta có thể tin tưởng vào cuộc kiểm phiếu đó không?

Và đó mới chỉ là đỉnh của tảng băng trôi. Nói chung là có rất nhiều vấn đề trong việc kiểm đếm những phiếu bầu một cách chính xác.

Ngay cả vào năm 2017, hệ thống bầu cử vẫn tràn ngập sai sót, chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trung thực của các cuộc kiểm tra và tính cân bằng quyền lực trong các hệ thống để ngăn ngừa gian lận. Chúng ta cũng có các máy bỏ phiếu độc quyền mà chúng ta không thể công khai kiểm tra.

Giải thích:

Nếu bạn không hiểu lắm về vấn đề này, hãy xem qua bầu cử Mỹ năm 2017. Sau khi kết quả được công bố, có đến vài bang người dân kêu ca rằng có gian lận bầu cử, họ yêu cầu kiểm phiếu, huy động hàng triệu đô la, có sự chấp thuận của tòa án, cuối cùng sau hàng loạt quá trình lâu dài và tốn kém, họ cũng chả biết rằng họ làm đúng hay không, bởi kiểm phiếu thủ công hay kiểm tra máy đều chẳng đạt được sự tin tưởng tuyệt đối. Câu hỏi đặt ra là, làm sao tôi biết nếu tôi bỏ phiếu cho Clinton mà máy lại cho ra kết quả là Trump? Làm sao tôi kiểm tra kết quả đó?

Công nghệ Blockchain đình đám
Công nghệ Blockchain

Công nghệ Blockchain có thể thay đổi tất cả những điều đó bằng cách đảm bảo rằng phiếu bầu có thể được kiểm chứng chính xác và công khai. Họ không bị bắt phải tin tưởng ai đó nói rằng chuyện kiểm phiếu là chính xác như chúng ta đang làm hôm nay. Họ cũng có thể xác minh được tất cả sự bỏ phiếu của người khác một cách chắc chắn. Cùng sự minh bạch tuyệt vời này, công nghệ blockchain vẫn giữ được sự ẩn danh của người bỏ phiếu, nhằm ngăn chặn sự ép buộc, uy hiếp và tư duy bầy đàn.

BITCOIN - BONG BÓNG DOT COM HAY HỘI CHỨNG HOA TULIPS
Bitcoin và các đông tiền mã hóa phổ biến

BITCOIN – BONG BÓNG DOT COM HAY HỘI CHỨNG HOA TULIPS

Hội chứng hoa tulips: Một thời hoa tulips từng tạo nên cơn sốt tại Hà Lan, nó được coi là xa xỉ, mỗi bông trị giá bằng cả 1 năm lao động của một người dân bình thường, thế rồi, bùm một phát, giá của nó rơi về đúng giá trị thực. Hội chứng hoa tulips nhằm chỉ hiện tượng một thứ bị đôn giá lên quá giá trị thực của nó.

Bong bóng Dot-com cũng vậy, đó là một bong bóng trong thị trường cổ phiếu những năm cuối thế ký XX, khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao được đầu cơ, đẩy giá lên quá cao rồi vỡ tan tành.

Thời gian dần đây, khi mà giá bitcoin tăng như phi mã, nhiều người kháo nhao rằng Bitcoin là một bong bóng tài chính, một cơn sốt Tulips và nó không có giá trị. Chỉ có những kẻ ngốc và những chuyên viên máy tính mới thấy nó đáng giá… Và bạn tin vào điều này?!

Nếu bạn ở thời mới chỉ biết tới internet, chắc hẳn bạn cũng đã nghĩ rằng khi thằng nhóc khùng điên Jeff Bezos bắt tay tạo nên một công ty nhỏ gọi là Amazon để bán sách trên nền tảng gọi là Internet, thứ mà chả có ai ngoài lũ mọt công nghệ hiểu. Kiểu như ‘Ủa ngoài đường đang đầy rẫy tiệm sách, tự dưng mất công lên cái internet mua để làm chi?’.

Và còn chuyện Steve Jobs và Woz đã cùng nhau vọc vạch máy vi tính trong garage nhà họ thì sao? Người ta thời đó còn hỏi Computer là cái quái gì? Chỉ có tụi mọt công nghệ cần nó.

Tiền mã hóa (ở Việt Nam thường được đài báo, tivi gọi tiền ảo) là không ổn định. Nó có thể phút chốc tan tành trong một đêm. Bạn sẽ mất hết tiền. Nhiều cơ quan này nọ ngày đêm tuyên truyền “tránh xa tiền ảo”. Thực ra, dường như họ không thể phân biệt được thế nào là “tiền ảo”, thế nào là “tiền mã hóa” và đôi khi họ nhầm  lẫn giữa những đồng tiền mã hóa được tạo ra trên nền tảng blockchain với những thứ giả mạo để lừa đảo theo chiêu trò quá cũ của ông Ponzi (cha đẻ của mô hình kinh doanh đa cấp/ kim tự tháp). Thế nên họ đã quá độ hoang mang!

Bài viết gốc (tiếng Anh) của tác giả Daniel Jeffries trên trang hackernoon.com. Tổng hợp & biên dịch từ internet.

Leave a Reply